10 Cách Bảo Trì Bơm Thủy Lực
Bơm thủy lực là một thiết bị không còn xa lạ với các hệ thống, dây chuyền, máy móc vận hành bằng dầu, nhớt hay các chất lỏng. Đây chính là một trong những thành phần quan trọng, chủ yếu của các máy móc công nghiệp sản xuất, chế biến hiện nay. Điều mà tất cả mọi người đều mong muốn đó là nâng cao hiệu quả sử dụng bơm, hạn chế sự cố xuất hiện sau một thời gian sử dụng, tăng tuổi thọ của thiết bị. Vậy điều mà khách hàng cần phải quan tâm và thực hiện là gì? Đó chắc không chỉ là thắc mắc của một số người mà còn là câu hỏi đang tìm lời giải của các nhân viên kỹ thuật. Đọc ngay bài viết hôm nay của chúng tôi để biết được 10 cách bảo trì bơm tốt nhất nhé.
Một hệ thống thủy lực sẽ bao gồm: bơm, động cơ, xi lanh, van, ống dẫn, dầu và thùng chứa, phụ kiện. Trong đó, bơm giữ vai trò trung tâm. Nó như một trái tim chuyên thực hiện việc bơm hút và đẩy dầu đi vào hệ thống. Sau một thời gian làm việc, bơm thủy lực sẽ xuất hiện những sự cố, trục trặc khiến máy móc hoạt động kém hiệu quả, trì trệ.
Bơm nói riêng hay các thiết bị thủy lực nói chung đều cần phải chăm sóc, bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên, đúng quy trình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bơm: Bơm cánh gạt, bơm bánh răng, bơm piston… với cấu tạo và thiết kế, kích thước đa dạng, phức tạp nên đòi hỏi cần phải chú ý hơn vào bảo dưỡng để đảm bảo tránh việc giảm hiệu suất, không hoạt động.
1. Giữ bơm sạch sẽ
Điều đầu tiên mà khách hàng phải thực hiện đó là giữ vệ sinh bơm thủy lực luôn luôn sạch sẽ. Đây cũng chính là một bước cơ bản để duy trì hiệu suất làm việc ổn định của bơm.
So với một thiết bị không được vệ sinh thường xuyên, nhiều bụi bẩn thì bơm được bảo trì định kỳ có tuổi thọ cao hơn, bền bỉ hơn.
Trong khi làm việc, bơm sẽ bị bám bụi bẩn. Đó có thể là sợi ni lông hay vụn giấy, hạt kim loại, bụi… vừa ăn mòn bơm vừa gây oxi hóa, ma sát. Loại bỏ bụi bẩn của bơm sau khi làm việc rất cần thiết bằng: khăn khô, máy phun xịt, chất bảo dưỡng… Thông thường, người ta sẽ dựa trên công suất làm việc của máy móc cũng như tính chất môi trường là lên lịch trình bảo dưỡng định kỳ.
2. Kiểm tra chất lỏng thủy lực
Chất lỏng thủy lực có thể là dầu 32, dầu 46, dầu 68, hóa chất, nhớt, nước… Mỗi công việc, mỗi hệ thống là mỗi yêu cầu chất lỏng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng loại chất lỏng tiêu chuẩn.
Người ta ví von dầu là đường dây cứu hộ của hệ thống. Nó được hút từ thùng chứa và bơm đẩy đi liên tục trong các ống dẫn dầu để đến với các cơ cấu, chấp hành khác.
Chúng ta tiến hành kiểm tra thông số của chất lỏng, thời gian sử dụng của chất lỏng và thời điểm cần thay thế chất lỏng. Bên cạnh đó, mức dầu cũng rất quan trọng, nếu mức dầu thấp thì thì cần phải thêm ngay để bơm có thể hoạt động ổn định.
Cần chú ý đến khả năng tương thích của chất lỏng thủy lực đối với bơm để làm tăng hiệu suất của bơm.
3. Kiểm tra nguồn điện
Động cơ bơm thủy lực sử dụng nguồn điện để hoạt động. Việc theo dõi và duy trì nguồn điện thường xuyên là điều cần thiết để bơm ổn định.Với nguồn điện áp AC 220V hay 110V… được cung cấp tối ưu, liên tục, thông suốt sẽ nâng cao hiệu năng của máy bơm.
Ngoài nguồn cung cấp điện, khách hàng cần kiểm tra: thiết bị chuyển mạch, rơ le, dây điện… trong thời gian nhất định nếu phát hiện sự cố, rò rỉ hoặc hư hỏng thì phải thay mới gấp.
4. Kiểm soát chân không
Chân không có ở khoang hút của bơm thủy lực. Chức năng của nó đó là hút dầu thủy lực vào. Cần phải duy trì chân không, tránh phát sinh lỗ hổng, nhiệt cao hoặc tồi tệ hơn.
5. Kiểm soát nhiệt độ
Đối với bơm thủy lực thì nhiệt độ rất quan trọng. Chính vì thế mà người điều khiển cần theo dõi và kiểm tra nhiệt bằng nhiệt kế một cách thường xuyên nhằm đảm bảo nhiệt độ ổn định cho hoạt động hút đẩy của bơm thủy lực khi làm việc. Chất lỏng khi đi qua bơm thủy lực sẽ tạo nên nhiệt.Tùy trường hợp mà ta sử dụng quạt tản nhiệt hay giải nhiệt nước để duy trì nhiệt độ tốt nhất theo yêu cầu của nhà sản xuất.
6. Duy trì áp suất
Với bơm thủy lực thì ngoài lưu lượng, áp suất là một phần rất quan trọng.Theo như thông số của nhà sản xuất thì sẽ có áp suất làm việc, áp min và áp max. Luôn luôn duy trì một mức áp suất phù hợp với công việc của bơm trong suốt quá trình bơm làm việc.
Nếu áp suất bơm quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến bơm không hoạt động hoặc kém an toàn.
7. Kiểm tra sự sục khí
Sự sục khí ít xảy ra tuy nhiên lại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của máy bơm. Vì thế lời khuyên của các chuyên gia đó là loại bỏ càng sớm, càng tốt hiện tượng sục khí.
8. Kiểm tra các rò rỉ
Kiểm tra các rò rỉ trên toàn bộ hệ thống và tại bơm là công việc cần thiết. Bởi bất kỳ rò rỉ nào dù nhỏ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của bơm. Ngoài ra, những thiết bị máy móc xung quanh hoặc con người đang làm việc tại khu vực đó cũng có thể gặp nguy hiểm.
Các phớt của bơm phải chọn loại tốt, đàn hồi để khả năng làm kín cao, tránh lọt khí hoặc tạp chất vào trong bơm.
9. Dùng chất lỏng sạch
Đối với bơm, việc dùng chất lỏng sạch không chỉ giúp bơm được thông suốt mà còn bảo vệ bơm, tránh các hư hỏng cũng như sự cố nhất là những bơm hoạt động liên tục, công suất lớn và chế độ nặng nhọc.
Sau thời gian vận hành thì chất lỏng sẽ có bụi, sợi ni lông, vụn giấy, hạt kim loại… Nó là sản phẩm của quá trình ăn mòn hoặc rò rỉ trong hệ thống. Nếu đi vào bơm, nó sẽ tăng ma sát và sinh nhiệt, ăn mòn trục, oxi hóa các khớp nối, bánh răng hoặc bàn gạt. Tùy thuộc vào lượng tạp chất, kích cỡ bụi bẩn mà khách chọn các bộ lọc có lưới lọc phù hợp.
Muốn cung cấp chất lỏng sạch cho bơm thì trước đó phải sử dụng lọc dầu với các bộ lọc dầu: Bộ lọc thô, bộ lọc tinh, bộ lọc trung bình, lọc lưới, lọc sợi, lọc nam châm…để loại bỏ tạp chất trong dầu.
10. Kiểm tra tổng thể từng bộ phận
Cấu tạo, thành phần của bơm là những kiến thức mà khách hàng cần nắm rõ khi lắp và sử dụng bơm. Mỗi bơm sẽ có cấu tạo, chi tiết các bộ phận khác nhau. Theo đúng thời gian định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm, người dùng nên tiến hành kiểm tra các kết nối, các lỗ ren, trục, đường ống, cửa vào, cửa ra…
Thường xuyên kiểm tra tổng quát bơm giúp đem lại hiệu quả cao khi bơm làm việc.
Một lỗi trong khi lắp đặt hoặc lắp ráp các bộ phận của bơm cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nên quá trình này cần được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận.
Ngoài việc thực hiện 10 cách bảo trì mà chúng tôi đã nhắc đến ở phía trên thì có một lưu ý mà chúng tôi luôn muốn nhắc đến đó là: Hiểu rõ cấu tạo, chức năng và đặc tính của từng loại bơm thủy lực đang sử dụng. Tìm và chọn mua đúng loại bơm có chất lượng cao đến từ những hãng sản xuất uy tín nhất trên thị trường: HDX, YUKEN, NACHI, BODEN, BESKO…
Quý khách có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình nhất về bơm và thiết bị thủy lực.
“Đam Mê, Hành Động & Không Ngừng Nỗ Lực !”
RPMEC Automation |
Doosan Robotics Việt Nam |
RPMEC Automation ATE |
RPMEC Thủy Lực |
Kết Nối |